Kết Quả Tìm Kiếm

CÁC LOẠI GHE (THUYỀN) NGÀY XƯA Ở NAM BỘ

Ngày xưa, đất Gia Định (Gồm toàn miền Nam) chưa có đường bộ, nếu có cũng rất thô sơ không đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa nên người ta dùng đường thủy là chủ yếu. Kể cả việc quân sự cũng dùng thủy quân là chính.


LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐÌNH LÀNG ĐÔNG NAM BỘ

Ở Đông Nam Bộ trong quá trình lập làng, dựng ấp với mô hình thôn xóm, lúc đầu làng rất rộng nhưng do quá trình phát triển, nhiều làng xã tách nhập nên làng cũ rất nhiều đình miếu, ngược lại ở làng mới thì ít đình và chỉ là những ngôi đình nhỏ. Trên địa bàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) hiện có 8 ngôi đình. Có làng 2 đình như xã Gia Bình, lại có khi 2-3 làng mới có 1 đình hoặc có xã không có đình như ở xã Đôn Thuận hoặc do chiến tranh tàn phá như đình Lộc Hưng .


BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHI PHÁI BỬU SƠN KỲ HƯƠNG THƯỜNG LẠC Ở TÂY NAM BỘ

Phần lớn tài liệu sưu khảo, công trình nghiên cứu về các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ nói chung, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (BSKH) nói riêng, chỉ đề cập đến đạo BSKH do Đoàn Văn Huyên (Đoàn Minh Huyên) sáng lập. Tuy nhiên, trong lịch sử tồn tại của mình, tôn giáo này đã xuất hiện nhiều chi phái, trong đó có chi phái BSKH Thường Lạc. Tuy có nhiều sự kế thừa về tư tưởng giáo lý từ BSKH của Đoàn Minh Huyên nhưng BSKH Thường Lạc có những khác biệt so với BSKH do Đoàn Minh Huyên sáng lập. Bài viết tìm hiểu những nội dung cơ bản về chi phái BSKH Thường Lạc qua các bình diện: lịch sử ra đời, đặc điểm về tư tưởng giáo lý và nghi thức thờ cúng của chi phái.


TÍN NGƯỠNG THỜ VUA TRONG ĐÌNH CHÙA Ở NAM BỘ

Từ buổi đầu đi khai hoang mở đất, nơi mảnh đất phương Nam đã gắn liền với rất nhiều sự kiện, giai thoại về các vua chúa. Để tưởng nhớ đến công đức, ghi nhận những sự kiện gắn liền của các vị ấy với vùng đất mới này, tại các đình làng, chùa ở Nam bộ nhân dân đã thiết lập bàn thờ, bài vị cùng với những nghi thức thờ cúng, tế lễ và chúc tán của Phật giáo ca ngợi ân đức của các vị vua. Qua đây cũng đã thể hiện được đức tính cao đẹp của con người Việt Nam ta với đạo lý “Tứ ân” trong đó có ân Quốc vương, ân Tổ quốc.


DI SẢN VĂN HÓA BIỂN NAM BỘ

Bờ biển Nam Bộ dài 974 km với 9 tỉnh thành giáp biển (Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Khu vực này có 3 huyện đảo: Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang) với 195 hòn đảo, diện tích 693km2, chia làm 5 cụm đảo: Côn Đảo, Hòn Khoai, Kiên Hải, Kiên Lương-Hà Tiên, Phú Quốc. Riêng tỉnh Kiên Giang có 105 đảo, trong đó có 43 đảo có người ở và 5 quần đảo, lớn nhất là quần đảo Phú Quốc với diện tích 573km2.


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24438380